I. Mục tiêu của chương trình
Trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục tiểu học “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.
Trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, mục tiêu của giáo dục tiểu học “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”.
Như vậy, trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ chú ý chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu “cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” mà còn chú ý yêu cầu “phát triển phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.
II. Kế hoạch giáo dục
1. Các môn học
1.1. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc
Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
1.2. Các môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
So với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, ở chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc với tên gọi mới là Tin học và Công nghệ; môn Thể dục có tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất; Ngoại ngữ 1 là môn bắt buộc; làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn.
Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lí sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần. Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như rèn kĩ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động.
Nổi bật nhất lần đầu tiên ở tiểu học xuất hiện môn Hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông là các hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của học sinh trong các mối quan hệ với bản thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề nghiệp được triển khai qua bốn mạch nội dung hoạt động chính: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. Ở tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung và hình thức phù hợp với lứa tuổi.
2. Thời lượng giáo dục
Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học từ 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC
(Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT)
Nội dung giáo dục
|
Số tiết/năm học
|
Lớp 1
|
Lớp 2
|
Lớp 3
|
Lớp 4
|
Lớp 5
|
1. Môn học bắt buộc
|
Tiếng Việt
|
420
|
350
|
245
|
245
|
245
|
Toán
|
105
|
175
|
175
|
175
|
175
|
Ngoại ngữ 1
|
|
|
140
|
140
|
140
|
Đạo đức
|
35
|
35
|
35
|
35
|
35
|
Tự nhiên và Xã hội
|
70
|
70
|
70
|
|
|
Lịch sử và Địa lí
|
|
|
|
70
|
70
|
Khoa học
|
|
|
|
70
|
70
|
Tin học và Công nghệ
|
|
|
70
|
70
|
70
|
Giáo dục thể chất
|
70
|
70
|
70
|
70
|
70
|
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
|
70
|
70
|
70
|
70
|
70
|
2. Hoạt động giáo dục bắt buộc
|
Hoạt động trải nghiệm
|
105
|
105
|
105
|
105
|
105
|
3. Môn học tự chọn
|
Tiếng dân tộc thiểu số
|
70
|
70
|
70
|
70
|
70
|
Ngoại ngữ 1
|
70
|
70
|
|
|
|
Tổng số tiết/năm học
|
875
|
875
|
980
|
1050
|
1050
|
Số tiết trung bình/tuần
|
25
|
25
|
28
|
30
|
30
|
III. Giải pháp
Năm học 2018 - 2019 là năm học rất quan trọng để giáo dục tiểu học chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhất là đối với lĩnh vực giáo dục tiểu học đạt hiệu quả, cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Quan tâm và thực hiện tốt công tác truyền thông để giải thích, thuyết phục,… tạo sự đồng thuận toàn xã hội.
2. Đầu tư cơ sở vật chất theo lộ trình về trường, lớp, đồ dùng dạy học, trang thiết bị,… phù hợp để thực hiện được các yêu cầu mà chương trình đặt ra nhất là đảm bảo cho việc dạy học hai buổi trên ngày.
3. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Tạo động lực đổi mới trong đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên.
5. Mỗi cán bộ quản lí, giáo viên phải tự bồi dưỡng và nhận thức được bản thân mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới.
6. Tạo động cơ, phương pháp học tập đúng đắn trong học sinh, giúp học sinh nhận thức được mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng bằng cách giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá,… để tạo được hứng thú, động lực học tập cho học sinh.