Chúng ta đang sống trong thời kì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ. Giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều cho hoạt động giảng dạy, giúp nâng cao chất lượng giáo dục hơn, rút ngắn thời gian hơn, hiệu quả sâu hơn. Ứng dụng Zoom cloud meetings là một trong những phẫn mềm hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy rất thiết thực.
Phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud Meetings
Zoom Cloud Meetings là một giải pháp phần mềm họp trực tuyến có thể sử dụng được trên các thiết bị di động. Mỗi lần tham gia được 50 người cùng một lúc và thời lượng là 40 phút miễn phí. Chất lượng âm thanh, hình ảnh, độ ổn định của đường truyền rất cao. Hoạt động nhóm này có thể diễn ra bất cứ ở đâu, miễn người dùng có thiết bị máy tính, ipat hoặc điện thoại có kết nối Internet.
Tính năng nổi bật của ứng dụng Zoom là: hỗ trợ các cuộc họp video trực tuyến, tin nhắn nhanh hoặc chia sẻ màn hình. Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Chính nhờ những tính năng trên, trong quá trình thực tế giảng dạy, phần mềm này có thể áp dụng được trong các nhà trường, các lớp với một số hoạt động cụ thể như:
1.Toàn bộ hội đồng lập một phòng họp trực tuyến.
Việc này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết các công việc khi các thành viên của hội đồng ở nhà. Hoặc đồng chí Hiệu trưởng cần triển khai gấp công việc tới từng cán bộ, giáo viên và nghe báo cáo, phản hổi trực tiếp.
2. Mỗi tổ chuyên môn trong nhà trường cũng nên mở một phòng họp Zoom phục vụ công tác sinh hoạt chuyên môn, nhất là những công việc cần trao đổi nhanh, đột xuất mà cần thống nhất ý kiến cả tổ luôn.
3. Đặc biệt, đối với lớp học, có thể áp dụng trong một số hoạt động sau:
3.1. Lập chung một phòng kết nối giữa PHHS với GVCN. Việc này duy trì đều đặn có ý nghĩa lớn trong hoạt động trao đổi các vấn đề chung của cả lớp đối với hoạt động học tập, rèn luyện của các con trên lớp.
Hiện nay, phần lớn cha mẹ rất bận, không có nhiều thời gian để nắm bắt hết các hoạt động chung của các con hoặc của nhà trường. Đây sẽ là một kênh thông tin trao đổi, tương tác, kết nối rất tốt giữa gia đình và nhà trường.
Cuối mỗi tuần, GVCN dành thời gian khoảng 40 phút để họp cùng với PHHS, lắng nghe chia sẻ, phản hồi của cha mẹ về các con, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh là điều rất cần thiết.
Đây cũng là dịp GVCN nhắc nhở các công việc cần chuẩn bị chung cho các con trong tuần học mới. Chẳng hạn, sắp học tới chủ đề về thực vật, GVCN nhắc cha mẹ hỗ trợ con chuẩn bị hạt giống, ươm cây, ...
Với cách làm này, chắc chắn sự tương tác hai chiều giữa gia đình và nhà trường sẽ rất tốt. Cha mẹ học sinh hiểu rõ các vấn đề, sẽ sẵn lòng hỗ trợ các hoạt động giáo dục của nhà trường.
3.2. Lập nhóm hỗ trợ HS có hoạt động học chưa nhanh bằng các bạn trong lớp.
Trên thực tế, hoạt động tiếp thu kiến thức của mỗi HS là khác nhau. Có những HS tiếp nhận cái mới rất nhanh, song cũng có bạn lại cần thời gian nhiều hơn. Đối với những HS này, ngoài việc GVCN hỗ trợ trực tiếp trên lớp thì nên có thêm thời gian động viên hoạt động tự ôn tập ở nhà. Việc lập nhóm trao đổi cách làm đối với những bạn này là một trong những cách hỗ trợ các con thêm. Bên cạnh đó, cha mẹ tham gia cùng cũng biết thêm cách hướng dẫn các con về một vấn đề sao cho dễ hiểu nhất.
3.3. Lập phòng họp dùng chung cho tất cả HS trong lớp.
Hoạt động học của mỗi người là cả một quá trình, đó là “ học tập suốt đời” như Bác Hồ đã từng nói. Trong quá trình học tập đó thì tự học là quan trọng nhất. Đối với tự học thì không thể thiếu hoạt động tự đọc, nghiên cứu sách vở, tài liệu. Để hình thành thói quen này, có rất nhiều cách. Trường học có thư viện với các loại sách với thể loại đa dạng, nội dug phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Ở nhà, PHHS cũng rất chú trọng, quan tâm mua sách cho các con,...
Tuy nhiên đọc sách là cả một quá trình lâu dài, đọc cái gì, đọc như thế nào, đọc khi nào cho hiệu quả? Thì không phải HS nào cũng biết. Chính vì thế, rất cần sự đồng hành, truyền động lực, hỗ trợ từu phía giáo viên một cách thường xuyên. Việc mở hẳn một phòng đọc sách trên phong zoom là một trong những cách thực hiện hiệu quả. Mỗi lớp lập một phòng đọc, có một mã ID dùng chung cho tất cả các em. Vào 1 giờ nhất định của một hay nhiều ngày cố định trong tuần, cô và trò sẽ cùng nhau ngồi đọc sách, chia sẻ về những cuốn sách hay cho cả lớp. Chẳng hạn vào tối cuối tuần của thứ bảy hoặc các buổi sáng, dành khoảng 40phút các ngày nghỉ cuối tuần, tùy từng lớp. Đây là khoảng thời gian PHHS có thể hỗ trợ máy tính hoặc điện thoại cho con mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật khác.
Hoạt động này có thể hoàn toàn làm được vì Zoom có tính năng ưu việt là người quản trị ( cô giáo) có thể tắt mic của tất cả các thành viên nên khi đọc đảm bảo được sự yên tĩnh, tập trung. Khi HS nào muốn chia sẻ, GV sẽ bật mic của bạn đó và các bạn trong lớp đều có thể nghe được. Đặc biệt, các em cũng có thể trao đổi, hỏi đáp nhau cũng rất thuận tiện.
Lúc đầu, mỗi ngày các con đọc được 3 trang, 5 trang hay 10 trang hoặc nhiều hơn nữa. Cứ đều đặn như vậy, mỗi tháng, mỗi năm mỗi em HS đã có thể đọc được ít nhất mấy cuốn sách. Điều này góp phần làm tăng vốn từ, tăng khả năng diễn đạt khi nói, viết của các em. Ngoài ra còn tăng hiểu biết của các em rất nhiều.
Để sử dụng phần mềm Zoom Cloud Meetings, cần có các điều kiện sau:
(Xem chi tiết trong file đính kèm)