Sáng ngày 24/3/2024 (tức ngày 15/02 âm lịch), thầy trò trường Tiểu học Phương Liệt cùng với Nhân dân trong phường đã tham gia các tiết mục văn nghệ khai mạc Lễ hội xuân tế đình Phương Liệt năm 2024.
Phương Liệt là một vùng đất cổ của chốn Kinh đô ngàn năm văn hiến. Trong tứ trấn của Thăng Long, Cao Sơn đại vương - vị thần chủ của đền Kim Liên - có chức năng trấn trị và bảo vệ phía Nam Kinh thành cũng như cuộc sống yên bình của nhân dân trong vùng. Chính vì vậy, nhiều làng xã như: Quỳnh Lôi, Trung Tự, Bạch Mai... và cả Phương Liệt đều tôn thờ Cao Sơn Đại vương làm thành hoàng của của làng mình.
Ở nước ta, cho đến hiện nay, có tới 4 vị thần có tên là Cao Sơn đại vương với sự trạng và công tích khác nhau. Đó là thần Cao Sơn - một trong 3 vị Tản Viên sơn thánh (Cao Sơn đại vương, Tản Viên và Quý Minh) có công giúp vu Hùng Vương thứ 18 đánh thắng quân Thục: đó là thần Cao Sơn ở làng Lương Nhân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương có công chữa bệnh đậu mùa cho nhân dân; đó là thần Cao Sơn người Trung Quốc - người đã từng đỗ Tiến sĩ, làm châu mục Ích Châu và sau đó được cử sang Nam Việt đánh nhà Hồ và cuối cùng là vị thần Cao Sơn đại vương - một trong Thăng Long tứ trấn.
Cao Sơn đại vương được thờ tự tại đền chính Kim Liên cũng là vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Ngài là con của Lạc Long Quân - Âu Cơ và đúng ra, sẽ là một trong 50 người con theo cha xuống biển, nhưng vì một lý do nào đó, đã ở lại và trở thành bộ tướng tâm phúc và thân cận của thán Tản Viên Sơn Tinh. Cao Sơn đã cùng sát cánh với Sơn Tinh trong cuộc chiến chống lại sự tấn công dữ dội của Thủy Tinh. Ngài có công lớn đối với cư dân nước Văn Lang trong việc ngăn chặn sự xâm lấn và tấn công của tộc người Tây Âu (sau này thủ lĩnh của tộc người này là Thục Phán lập nên nước Âu Lạc). Chính vì vậy, ở các di tích thờ các thần Cao Sơn luôn được đặt vị trí thứ hai, bên trái của đức thánh Tản Viên.
Khi chính quyền phong kiến ban sắc và phong tặng cho các vị thần ở khắp các làng xã thì thần Cao Sơn đã được “nhân hóa và lịch sử hóa” để trở thành một nhân vật lịch sử có quê hương, có họ, tên Sáng (tức thần Quý Minh) và cả hai đều là cháu ruột của thần Sơn Tinh. Quê gốc của thần Cao Sơn ở trang Thanh Uyên (nay thuộc xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).
Đên cuối thời Lê sơ, thần Cao Sơn lại hiển thánh, phù giúp Giản Tu công Lê oNah lên ngôi. Về sự kiện này, tấm bia Cao Sơn đại vương thần từ bi minh tại đền Kim Liên (do sử thần Lê Trung soạn năm 1510) viết: Gần đây, Lê Mẫn (tức vua Lê Uy Mục) thất đức, hung bạo, càn rỡ... khiến cho hàng triệu thường dân bị khốn khó, tông thất và triều thần bị giết hại... Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1509), đức vua (tức Lê Tương Dực) lánh nạn vào Tây Đô, dấy nghĩa binh khôi phục cơ nghiệp của vua Cao tổ (tức vua Lê Thái Tổ, cứu vớt ức triệu dân. Ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoằng Dụ và Nguyễn Văn Dữ./.
Đình Phương Liệt thờ Thánh Cao Sơn, là một trong bốn vị thần oai phong trấn giữ bốn phương còn gọi là tứ trấn của kinh đô Thăng Long. Trong truyền thuyết, thần Cao Sơn được thờ ở nhiều nơi trong khu vực tụ cư của người Việt cổ, nằm trong hệ thống thời dựng nước và giữ nước đầu tiên. Truyền thuyết về Ngài rất phong phú, được ghi sâu vào dấu tích lịch sử ở nhiều miền quê đất nước Việt Nam. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, Cao Sơn đại vương đã được tôn vinh là Thần hoàng làng, ông tổ chung của các dòng họ. Việc thờ Cao Sơn đại vương là biểu hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, thể hiện tình cảm, ghi nhớ công ơn của tổ tiên Lạc Hồng...
Lễ hội xuân tế đình Phương Liệt năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc như: Tế lễ, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian...
Dưới đây là một số hình ảnh của thầy trò nhà trường tại Lễ hội xuân tế đình Phương Liệt: